Trả đũa quân sự của Trung Quốc chống lại Bồ Đào Nha Malacca_thuộc_Bồ_Đào_Nha

Tiền thiếc Malacca thuộc Bồ Đào Nha của King Emmanuel (1495-1521) và John III (1521-1557) phát hiện trong cuộc khai quật gần sông Malacca bởi W. Edgerton, tham tán thường trú tại Malacca vào 1900.

Vương quốc Malacca là một chư hầu và đồng minh của Nhà Minh (Trung Quốc). Khi Bồ Đào Nha chinh phục Malacca vào năm 1511, người Trung Quốc đã đáp trả bằng hành động bạo lực chống lại người Bồ Đào Nha.

Sau cuộc chinh phục Malacca của Bồ Đào Nha, Trung Quốc đã từ chối thiết lập một đại sứ quán của Bồ Đào Nha[4].

Chính quyền Nhà Minh đã bắt giam và xét xử nhiều phái viên Bồ Đào Nha ở Quảng Châu. Một phái viên Malacca đã thông báo cho Trung Quốc việc Bồ Đào Nha đã chiếm đóng Malacca. Trung Quốc ngay sau đó đã phản ứng và thể hiện thái độ thù địch đối với người Bồ Đào Nha. Phái viên Malacca tiết lộ về sự dối trá của Bồ Đào Nha, cụ thể là che giấu ý định xâm lược bằng cách giả vờ giao thương hàng hóa đơn thuần và sự khó khăn khi trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha.[5] Malacca đang dưới sự bảo hộ của Trung Quốc và cuộc xâm lược Bồ Đào Nha khiến Trung Quốc tức giận[6].

Như một kết quả của một lời thông điệp từ Sultan Malacca về cuộc xâm lược của người Bồ Đào Nha với vị hoàng đế Trung Quốc, người Bồ Đào Nha đã được chào đón với thái độ thù địch của người dân Trung Quốc khi họ đến Trung Quốc.[7] Với thông điệp của Sultan đã "rất khó khăn" cho người Bồ Đào Nha ở Trung Quốc.[8]. Người Trung Quốc đang rất "thân thiện" đối với người Bồ Đào Nha.[9] Sultan Malacca có thủ phủ mới tại Bintan sau khi di tản khỏi Malacca, đã gửi một thông điệp tới Trung Quốc, kèm theo phàn nàn với hành vi của cướp bóc và bạo lực của những người Bồ Đào Nha ở Trung Quốc, khiến chính phủ Trung Quốc xét xử 23 người Bồ Đào Nha và một số khác bị tra tấn trong tù. Sau khi người Bồ Đào Nha thiết lập các điểm hoạt động thương mại và thực hiện các hoạt động vi phạm trái phép và các cuộc tấn công trong khu vực, người Trung Quốc đã đáp trả bằng việc tiêu diệt hoàn toàn người Bồ Đào Nha ở Ninh BaTuyền Châu[10]. Pires, phái viên thương mại của Bồ Đào Nha là một trong số những người Bồ Đào Nha chết trong một nhà tù Trung Quốc giai đoạn này[11].

Tuy nhiên, quan hệ đã dần cải thiện và sau khi Bồ Đào Nha giúp chống lại lũ cướp biển Uy khấu dọc theo bờ biển của Trung Quốc. Cuối cùng đến năm 1557, nhà Minh đã cho phép người Bồ Đào Nha đến định cư ở Macau như một thuộc địa mới của thương nhân Bồ Đào Nha.[12] Vương quốc Hồi giáo Johor tiếp cũng cải thiện quan hệ với người Bồ Đào Nha và thậm chí đi đến chiến tranh cùng với họ chống lại vương quốc Hồi giáo Aceh.